.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Giải đáp tiểu đường: Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

0

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ, đồng thời mang đến nhiều biến chứng khó lường. Khi bạn có cảm khác khát nước, đi tiểu nhiều, gầy sút cân nhiều mà không rõ nguyên nhân, tê bì chân tay,… thì nên chủ động thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì đây là những biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 là một trong những phân loại tiểu đường, đây còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin, vậy tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Để có được câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết sau của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường là rối loạn mạnh tính, gồm những đặc tính tăng glucose máu, gây rối loạn chuyển hóa và những biến chứng liên quan đến thần kinh, mắt, thận, tim mạch,… Đây là bệnh có những tiến triển dần dần và kéo dài qua nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó, không tránh khỏi nhiều người bệnh lo lắng rằng tiểu đường tuýp 2 có chữa được không. Để có câu trả lời, trước hết bạn cần nắm chắc đây là bệnh gì.

Theo chia sẻ của các chuyên gia(1), insulin là hormone do tuyến tụy tiết ra với chức năng duy trì đường huyết trong giới hạn bình thường (Đường huyết khi đói sẽ dưới 100 mg/dL, sau khi ăn sẽ dưới 180 mg/dL). Khi tuyến tụy sản xuất insulin không đủ so với nhu cầu hay cơ thể sử dụng insulin không được hiệu quả (kháng insulin) có thể dẫn đến trường hợp thiếu insulin để đua đường trong máu đi vào những tế bào. Điều này dẫn đến tăng đường máu, gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tình trạng đường huyết tăng kéo dài, mà không có biện pháp kiểm soát có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với các bộ phận khác trên cơ thể, điển hình thần kinh, tim mạch, mắt, thận,…Tất cả sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn là làm giảm đi tuổi thọ của những người bệnh.

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Tìm hiểu về bệnh lý tiểu đường tuýp 2

Để có thể chẩn đoán được bệnh tiểu đường tuýp 2 (2) dựa vào đo nồng độ glucose máu khi đói, glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp uống 75g glucose hay thông qua chỉ số HbA1C.

  • Glucose máu khi đói >= 126 mg/dL (7mmol/L). Đôi khi người bệnh không sử dụng các loại thức ăn hay nước uống, có năng lượng ít nhất khoảng 8 giờ.
  • Glucose máu (2 giờ) sau nghiệm pháp dung nạp, uống 75g glucose >= 200mg/dL (11.1 mmol/L).
  • HbA1C >= 6.5%, nên được thực hiện xét nghiệm này ở phòng xét nghiệm được chuẩn hóa.
  • Xuất hiện các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết như khát nước nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân,… Glucose máu đo bất kỳ thời điểm >= 200mg/dL (11.1 mmol/L).

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Việc người bệnh biết chính xác những nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng sẽ phục vụ cho họ giải quyết phần nào câu hỏi tiểu đường tuýp 2 có chữa được không. Mặt khác, khi bị bệnh bạn cần thông qua thăm khám với bác sĩ để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp theo thời gian dài.

Thực tế, tuyến tụy với vai trò quan trọng trong việc tạo ra hormone insulin – Giúp những kiểm soát chất bột đường (glucose) trong cơ thể . Thế nhưng, đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hay quá trình sử dụng không hiệu quả.

Đến một thời điểm nhất định, khi tuyến tụy không còn đủ khả năng sản xuất số lượng insulin đều đặn như trước được nữa, thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ trong máu, đồng thời gây nên tình trạng bệnh.

Theo các nghiên cứu (3) thì đây là là những nguyên gây bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Gen: Các chuyên gia trong đào tạo dinh dưỡng cho người tiểu đường cũng cho biết, nguyên nhân gây nên bệnh có thể từ các đoạn DNA khác nhau, ảnh hưởng đến cách cơ thể người bệnh tạo ra insulin.
  • Người bị thừa cân và béo phì: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 do tình trạng kháng insulin. Người bị béo phì sẽ có nguy cơ cao hơn gấp 6 lần mắc bệnh tiểu đường so với những người có thể trạng bình thường.
  • Hội chứng chuyển hóa: Người kháng insulin thường phải đối diện với nhóm những biểu hiện điển hình: Lượng đường trong máu cao, huyết áp cao, mỡ thừa quanh vùng eo, cholesterol cao,…
  • Gan mất đi khả năng cân bằng “điều phối” glucose: Bản thân insulin có nhiệm vụ vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng nhằm nuôi cơ thể hay lưu trữ ở gan, dưới dạng glycogen khi cơ thể dư hàm lượng glucose. Tuy nhiên, với một số trường hợp, gan bị suy giảm chức năng cân bằng chuyển hóa glucose dẫn đến kháng insulin, không còn khả năng dung nạp glucose và bị tiểu đường.
  • Những tế bào sử dụng insulin không hiệu quả, do đó glucose không thể đi nuôi cơ thể. Điều này sẽ gây ra các phản ứng dây chuyền, dẫn đến người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải ở những người thừa cân, béo phì

Chẩn đoán đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không, thực tế sẽ cần thông qua một vài chẩn đoán bệnh chính xác đang ở tình trạng nào. Thông qua đó, các bác sĩ mới có thể có hướng điều trị phù hợp và tư vấn đến bạn các phương pháp hỗ trợ tốt nhất.

Cụ thể, quá trình chẩn đoán sẽ thông qua các chỉ số sau:

  • Xét nghiệm HbA1C nhằm đo lường lượng đường huyết trong thời gian dài. Có thể xác định lượng đường huyết trung bình của người bệnh trong khoảng vài tháng trước. HbA1C hiển thị càng cao thì đồng nghĩa lượng đường trong máu sẽ càng cao.
  • Thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói, được tiến hành khi người bệnh đã nhịn đói qua đêm. Nếu chỉ số này cao hơn qua 2 lần xét nghiệm thì người đó đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, tiến hành ngẫu nhiên nhằm chẩn đoán bệnh lý tiểu đường.
  • Thực hiện dụng nạp glucose đường uống, liệu pháp được tiến hành khi người bệnh đã nhịn đói qua đêm. Người bệnh cần uống một chất lỏng có chứa đường, và được kiểm tra lượng đường định kỳ sau đó để có thể đưa ra xác định có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không. Thực tế, đây cũng là nghiệm pháp được dùng trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ cho các mẹ bầu.
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thông qua xét nghiệm HbA1C

Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Theo các chuyên gia chia sẻ về vấn đề tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Thực tế, với câu trả lời là sống chung với bệnh đái tháo đường tuýp 2 đôi lúc sẽ khiến những người bệnh có cảm giác căng thẳng. Bởi phải thực hiện theo dõi lượng đường huyết, chế độ ăn uống và luyện tập thể thao, uống thuốc mỗi ngày.

Điều này cũng khiến người bệnh trở nên sợ hãi khi nhắc đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tiểu đường như suy thận, cao huyết áp, biến chứng thần kinh, mắt,… Sự căng thẳng cùng với tình trạng bệnh có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng kiệt sức, dễ tin vào các lời quảng cáo của thuốc dân gian nhằm điều trị dứt điểm bệnh lý tiểu đường.

Thực tế, trong y học hiện đại ngày nay vẫn không có loại thuốc, hoặc loại thực phẩm chức năng nào có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được đường huyết của mình, nhằm mục đích “chung sống” vui khỏe với bệnh, bằng cách sử dụng các loại thuốc tây y theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Mặt khác, cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực hợp lý.

Một vấn đề người bệnh cần lưu ý, nếu thấy bất kỳ sản phẩm nào được quảng cáo có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường hay có khả năng thay thế điều trị cho thuốc kê đơn của bác sĩ. Người bệnh cần cẩn thận vì hiện bệnh tiểu đường này không thể điều trị dứt điểm.

Thay vì tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc, hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn đang điều trị cho bạn. Vì thực tế, các loại thuốc đó không được nghiên cứu chứng minh chính xác tính hiệu quả, an toàn. Lâu dần khi sử dụng có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn diễn biến ngày càng xấu hơn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2

Với những người phát hiện bệnh tiểu đường, bên cạnh nỗi lo về tiểu đường tuýp 2 có chữa được không. Câu hỏi bạn có thể tham khảo từ bài viết, đồng thời thăm khám bác sĩ cũng là cách được giải đáp chính xác. Thông qua đó, lời khuyên từ bác sĩ về thay đổi lối sống cũng góp phần kiểm soát được lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định, ngăn chặn các biến chứng không mong muốn.

Cụ thể, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 sẽ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh mỗi ngày: Trong tư vấn dinh dưỡng các chuyên gia luôn khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn các thực phẩm ít chất béo, ít calo. Hãy tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, điển hình là rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời bổ sung thêm nguồn đạm từ thịt gia cầm (bỏ da), cá, đậu,… Mặt khác, cần lưu ý hạn chế ăn ngũ cốc tinh chế, rau củ có nhiều tinh bột và các loại đồ ngọt.
  • Thường xuyên dành thời gian tập thể dục: Tập thể dục đóng vai trò quan trọng bởi nó sẽ giúp duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Ngoài ra, còn giúp cho cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, ổn định đường huyết. Hãy cố gắn dành khoảng 150 phút trở lên trong mỗi tuần để hoạt động các bài tập mức độ vừa phải. Ví dụ như đạp xe đạp, đi bộ nhanh, chạy, bơi lội,… Bên cạnh đó, yoga, gym, thể dục dưỡng sinh cũng cần thiết để cải thiện sức khỏe.
  • Thực hiện quá trình giảm cân: Việc này sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cholesterol, huyết áp, chất béo trung tính. Trường hợp bạn thừa cân, cần giảm ít nhất 7% trọng lượng cơ thể, điều này sẽ giúp cải thiện tốt sức khỏe toàn diện.
  • Chú ý theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Các bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn đến bạn tần suất kiểm tra lượng đường trong máu, nhằm đảm bảo quá trình kiểm soát tình trạng bệnh được hiệu quả. Nếu đường huyết không ổn định ở mức an toàn, bạn cần phải chú ý điều chỉnh là chế độ dinh dưỡng, tái khám với bác sĩ để thay đổi thuốc phù hợp.
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Tiểu đường tuýp 2 nên lựa chọn các nhóm thực phẩm lành mạnh

Tóm lại, tiểu đường tuýp 2 có chữa được không thì đây là bệnh mãn tính không có khả năng điều trị dứt điểm, vì thế người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan để chung sống với bệnh. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị, kiểm soát đường huyết an toàn giúp người bệnh khỏe mạnh, hạn chế biến chứng suy giảm tuổi thọ. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) mong muốn mang đến cho bạn đọc, người bệnh các kiến thức dinh dưỡng chuẩn chỉnh thông qua các khóa học dinh dưỡng, tư vấn cùng bác sĩ và xây dựng thực đơn phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Xem thêm những chia sẻ của chuyên gia về bệnh lý tiểu đường: 

Nguồn tham khảo: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD