Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Viêm tụy cấp nên ăn gì? Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp nên ăn gì? Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Thực đơn cho người viêm tuỵ cấp

Viêm tụy cấp là bệnh lý đang gặp ở rất nhiều người, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Trong quá trình điều trị bệnh, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm tụy cấp là rất quan trọng. Và để thiết kế thực đơn cho người viêm tụy cấp phù hợp, giúp cường sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bạn đọc cùng tham khảo hướng dẫn sau đây.

Bệnh viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng viêm tuỵ cấp

Trước khi tìm hiểu thực đơn cho người viêm tụy cấp, bạn đọc cần nắm được thông tin sơ lược về căn bệnh này.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột, xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nguyên nhân phổ biến của viêm tụy cấp là sỏi mật hoặc uống rượu nặng. Những nguyên nhân khác bao gồm ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc, các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và phẫu thuật. Tuy nhiên, đến 15% trường hợp viêm tụy cấp không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.

Các triệu chứng của viêm tụy cấp bao gồm đau bụng lan ra phía sau lưng, đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm có nhiều chất béo. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chướng bụng và đau, buồn nôn, nôn mửa, sốt và tăng nhịp tim.

Thực đơn cho người viêm tuỵ cấp
Viêm tụy cấp là bệnh lý nhiều người mắc phải hiện nay

Phần lớn những người bị viêm tụy cấp có thể phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị đúng và kịp thời. Trong trường hợp nặng, viêm tụy có thể gây tổn thương và nhiễm trùng nghiêm trọng khi dịch tuyến tụy tràn vào trong bụng. Ngoài ra, viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm tụy cấp

Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Khi người bệnh giảm đau bụng khoảng 70%, bắt đầu cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
  • Luôn ưu tiên nuôi ăn theo đường tiêu hoá thay vì dinh dưỡng tĩnh mạch.
  • Đối với trường hợp nhẹ và vừa: Nếu có thể, hãy cho người bệnh thử ăn bằng miệng. Nếu không thể, sử dụng ống sonde để cung cấp dinh dưỡng.
  • Đối với trường hợp nặng: Đặt ống sonde vào dạ dày để cung cấp dinh dưỡng. Nếu không thể sử dụng ống sonde (do đau, chướng bụng, tiêu chảy, nôn, tăng men tụy,…) thì sử dụng ống sonde hỗng tràng, nhưng phải đi qua góc Treitz ít nhất 30-60 cm.
  • Nếu không thể dung nạp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (bằng bất kỳ cách nào), có thể thử nghiệm sử dụng các loại sữa thuỷ phân hoặc các sản phẩm thủy phân.
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch chỉ sử dụng sau 5-7 ngày nếu không thể dung nạp qua đường tiêu hoá hoặc năng lượng cung cấp không đạt yêu cầu (có thể kết hợp sử dụng dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng tiêu hoá, nhưng phải chờ sau 5-7 ngày để tận dụng dinh dưỡng tĩnh mạch ngoại vi).
  • Bắt đầu sử dụng dinh dưỡng tĩnh mạch nếu chưa đạt được dinh dưỡng tiêu hoá trong hơn 5-7 ngày.
  • Lượng protein: 1,2-1,5 g/kg/ngày, Glutamine: > 0,2 g/kg.
  • Lượng carbohydrate: 4-7 mg CHO/kg/phút.
  • Lượng chất béo: 0,8-1,5 g/kg/ngày, không gây kích thích bài tiết tụy và tránh tăng mỡ máu (<30g/ngày).
Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người viêm tụy cấp

Các thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho bệnh nhân viêm tụy cấp?

Thực phẩm nên ăn trong thực đơn cho người viêm tụy cấp

Để duy trì sức khỏe của tuyến tụy, hãy tập trung vào các thực phẩm giàu protein, ít chất béo động vật và có chứa chất chống oxy hóa. Bạn có thể thử thịt nạc, đậu và đậu lăng, súp và các loại sữa thay thế như sữa hạt lanh và sữa hạnh nhân. Bằng cách này, tuyến tụy sẽ không phải làm việc quá sức để xử lý thực phẩm.

Ưu tiên nguồn thực phẩm có chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs).

Rau bina, quả việt quất, anh đào và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và chống lại các gốc tự do gây hại, tốt cho người viêm tụy cấp.

Khi ăn nhẹ, hãy chọn trái cây, hoa quả, cà chua bi, dưa chuột, vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm tụy cấp.

Thực phẩm nên tránh trong thực đơn cho người viêm tụy cấp

Thịt đỏ, thịt nội tạng, mayonnaise, đồ chiên, khoai tây chiên, sữa béo, bơ thực vật, bánh ngọt, đồ uống có đường.

Nếu bạn muốn chống lại bệnh viêm tụy cấp, hãy tránh thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa

Thực phẩm chiên nhiều dầu có thể làm bùng phát bệnh viêm tụy cấp. Bạn cũng nên hạn chế bánh ngọt và bánh quy có chứa tinh bột tinh chế do chúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa vì làm tăng đột ngột mức insulin trong cơ thể.

Xây dựng thực đơn đơn cho người viêm tụy cấp

Sau đây là thực đơn mẫu 1 ngày cho bệnh nhân:

Bữa sáng:

  • Cháo thịt nạc: 500ml, gạo: 30g, thịt nạc: 25g
  • Dầu ăn: 5ml (1 thìa cà phê)

Bữa trưa:

  • Cơm: Gạo tẻ: 110g
  • Thịt bò xào cần tỏi: Thịt bò: 30g, cần tỏi: 50g, giò lụa: 20g (1 miếng mỏng)
  • Cải bắp luộc: 200g
  • Dầu ăn: 10ml

Bữa phụ chiều (15h):

  • Nước cam vắt: Cam: 1 quả (250g, đường kính), đường: 20g

Bữa tối:

  • Cơm: Gạo tẻ: 110g
  • Mọc sốt: 40g
  • Đậu phụ tẩm hành: ½ bìa
  • Su su luộc: 200g
  • Dầu ăn: 10ml
Thực đơn cho người viêm tụy cấp
Thiết kế thực đơn cho người viêm tụy cấp phù hợp

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người viêm tụy cấp

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ.
  • Bữa sáng cần có rau xanh.
  • Nên ăn khoảng 300-400g rau xanh và 100g quả chín mỗi ngày (không ăn sau bữa ăn chính).
  • Chọn các loại rau như cà chua, cà rốt, gấc, súp lơ xanh, rau cải bó xôi hoặc các loại rau lá xanh đậm (rau ngót, mồng tơi, rau cải, rau lang, rau muống, các loại đậu quả…).
  • Uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày).
  • Tránh uống rượu, bia và thuốc lá.
  • Hạn chế ăn thức ăn chiên xào và ưu tiên cách chế biến như hấp hoặc luộc.
  • Rèn luyện sức khỏe khoảng 60 phút mỗi ngày, ít nhất 4 ngày trong tuần.
  • Có thể bổ sung bột ngũ cốc hoặc sữa bán thủy phân vào các bữa ăn phụ để tăng cường quá trình phục hồi sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin tư vấn dinh dưỡng của các bác sĩ đến từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) về thực đơn cho người viêm tụy cấp để bạn có thể chăm sóc người thân tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại NRECI để được các bác sĩ đào tạo dinh dưỡng giúp nâng cao hiểu biết và áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ

Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Đăng ký Khóa học dinh dưỡng

Form Đăng ký khóa học [1]

Bài Liên Quan
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Khoai lang là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta và thường xuất hiện trong các chế...
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Khám phá lợi ích, thành phần dinh dưỡng của chuối với sức khỏe
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng riêng mà chúng sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng...
HÌNH ẢNH TẠI BUỔI THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022 - NCS: ĐẶNG NGỌC HÙNG
Nội dung chínhBệnh viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng viêm tuỵ cấpChế độ dinh dưỡng cho người viêm tụy cấpNguyên tắc dinh dưỡngCác thực phẩm nên...
Giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Ngô ngọt ngày càng được nhiều chị em truyền tai nhau như một người bạn thân thiết trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, ngô ngọt còn mang đến...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD