.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị kịp thời, đúng cách

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Cao huyết áp là bệnh thường gặp và có xu hướng xảy ra nhiều ở người lớn tuổi. Thời gian đầu, bệnh có những triệu chứng mờ nhạt, không biểu hiện rõ nên khiến nhiều người chủ quan. Đến khi tiến triển nặng, các triệu chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, việc bổ sung kiến thức và nhận biết triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị giúp mọi người can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe, cơ thể.

Bệnh cao huyết áp là gì? Huyết áp bao nhiêu là cao?

Bệnh cao huyết áp còn được gọi với tên khác là bệnh lý tăng huyết áp. Đây là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim co bóp bơm đưa máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao cao theo thời gian, có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác ảnh hưởng sức khỏe.

Một số loại huyết áp cao chính bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn hay còn được gọi là cao huyết áp tự phát.
  • Tăng huyết áp thứ phát
  • Cao huyết áp tâm thu
  • Tiền sản giật còn được gọi là huyết áp cao trong thai kỳ.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp

Chỉ số huyết áp có mức ổn định và bất ổn định, dựa vào chỉ số này mà căn cứ cơ thể có bị tăng huyết áp hay không. Theo nghiên cứu, chỉ số huyết áp của một người khỏe mạnh sẽ cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm. Trong thời gian từ 1-3 giờ sáng, cơ thể được nghỉ ngơi, ngủ say thì chỉ số huyết áp ở mức thấp nhất. Còn khung giờ từ 8-10 giờ là thời gian chỉ số huyết áp.

Bên cạnh đó, huyết áp tăng khi cơ thể vận động, căng thẳng, co mạch hay trải qua cảm xúc mạnh, ăn uống quá mặn. Khi thực hiện đo chỉ số huyết áp sẽ có 2 chỉ số là chỉ số huyết áp tối đa được gọi là huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tối thiểu là huyết áp tâm trương. Dựa vào 2 chỉ số mà chúng ta xem xét hay bác sĩ chẩn đoán huyết áp có bình thường không. Trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn mức tiêu chuẩn thì bị tăng huyết áp, ngược lại là huyết áp thấp.

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền tăng huyết áp 120 – 139 80 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 ≥ 160 ≥ 100

Bảng phân loại mức huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) (1)

Nguyên nhân cao huyết áp

Cao huyết áp là căn bệnh “thầm lặng” vô cùng nguy hiểm. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gia tăng bệnh lý này giúp mọi người phòng ngừa và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống lành mạnh.

Gen

Cao huyết áp có tính di truyền, vì thế các gia đình có cha mẹ, anh em ruột bị cao huyết áp cần nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe từ sớm. Bên cạnh đó, các thành viên này dù chưa phát hiện hay chưa phát bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.

Môi trường

Môi trường sống ô nhiễm hay thời tiết lạnh làm cho các mao mạch co lại khiến huyết áp đột ngột tăng cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người cần giữ môi trường sống sạch sẽ, giữ ấm khi thời tiết trở lạnh, nhất là với những người cao tuổi.

Lối sống

Lối sống là yếu tố nguyên nhân chủ yếu gia tăng bệnh lý cao huyết áp:

  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống kém khoa học, lành mạnh khiến cao huyết áp gia tăng. Trong đó, thói quen ăn mặn, thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn như xúc xích, giò, chả, thịt xông khói, dưa cà muối hoặc các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt mỡ và nội tạng động vật không chỉ tăng huyết áp mà còn gây nên nhiều bệnh lý mãn tính khác.
  • Béo phì: Cân nặng cơ thể có mối tương quan với chỉ số huyết áp. Theo nghiên cứu, đối tượng có khối lượng cơ thể ngày càng tăng thì chỉ số huyết áp cũng sẽ tăng. Thực tế có thể thấy, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn những người khác
  • Thói quen hút thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá không được khuyến cáo sử dụng bởi gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Chất độc nicotin trong thuốc lá là chất có khả năng gây hưng phấn thần kinh, thúc đẩy cường giao cảm nhưng lại gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Tương tự như nicotine trong thuốc lá, chất cồn trong rượu bia cũng không được khuyên bổ sung. Khi cồn có nồng độ quá cao trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid máu, làm tổn thương hệ mạch. Từ đó, tác động tiêu cực đến tim mạch gây nên các bệnh về tim, trong đó có cao huyết áp.
  • Stress: Cảm xúc, tinh thần, căng thẳng là yếu tố tác động nhanh và khá mạnh đến huyết áp. Dù có khỏe mạnh đến mấy mà tâm trạng bất ổn, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài cũng khiến cho sức khỏe suy giảm, và còn huyết áp tăng bất thường. Nếu như không có giải pháp khắc phục thì sớm muộn gì cũng trở thành bệnh lý cao huyết áp.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp

Vận động

Vận động, rèn luyện thân thể vô cùng cần thiết và nên được duy trì thường xuyên như thói quen để nâng cao sức khỏe. Người có thói quen tập, rèn luyện thể thao thường xuyên sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và tiêu thụ cholesterol.

Ngược lại, lối sống thụ động, ít vận động tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Hơn nữa, còn gia tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, giảm dung nạp đường gây bệnh tiểu đường và gián tiếp gây nên bệnh cao huyết áp.

Bệnh lý

Bệnh cao huyết áp được phát hiện trong dân số chiếm đến tỷ lệ 90% là tăng huyết áp nguyên phát (vô căn). Còn 10% còn lại người bệnh huyết áp cao do mắc các bệnh lý như hẹp động mạch thận, bệnh thận cấp/ mạn tính, bệnh lý tuyến thượng thận, bệnh lý nội tiết, bệnh lý tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp,….

Có thể thấy, các yếu tố gia tăng bệnh lý tăng huyết áp đều là những thói quen mà con người chúng ta gây nên. Do đó, để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này, mọi người nên kiểm tra sức khỏe, thay đổi môi trường, lối sống, ăn uống lành mạnh hơn nhé.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường gặp

Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe, thay đổi lối sống, thói quen, mọi người cũng nên tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức nhận biết, triệu chứng bệnh cao huyết áp. Điều này rất quan trọng trong việc cấp cứu và điều trị tăng huyết áp kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Theo Webmb (2) triệu chứng cao huyết áp thường gặp sẽ bao gồm:

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thời gian đầu rất mơ hồ, cho nên người bệnh thường chủ quan và không để tâm. Bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ qua thăm khám hay kiểm tra sức khỏe định kỳ hay theo dõi chỉ số huyết áp bất thường tại nhà.

  • Chảy máu mũi: Huyết áp bị tăng cao một cách đột ngột sẽ khiến cho người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngừng lại. Đây là một trong những triệu chứng bệnh cao huyết áp thường xuất hiện nhất ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Xuất huyết: Khi quan sát mắt qua gương người bệnh thấy xuất hiện vệt máu trong mắt hay xuất huyết kết mạc.
  • Tê hoặc ngứa râm ran tay chân: Đây thường là triệu chứng tăng huyết áp cần chú ý bởi dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nhưng lại gây đột quỵ. Những trường hợp cao huyết áp thường xuyên và không được kiểm soát có thể dẫn đến tê liệt dây thần kinh trong cơ thể. Từ đó, sinh ra những hiện tượng như tay chân ngứa, tê, ngứa râm ran.
  • Buồn nôn và nôn: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý khác, do đó nhiều người khó nhận ra và không để tâm. Tuy nhiên, buồn nôn và nôn biểu hiện cao huyết áp không xuất hiện riêng lẻ mà có đi kèm hiện tượng khó thở, mắt nhìn mờ.
  • Choáng váng, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng là triệu chứng cảnh báo cao huyết áp cần được kiểm tra sức khỏe ngay.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Chảy máu mũi là triệu chứng của huyết áp cao

Bên cạnh những triệu chứng cao huyết áp thường gặp kể trên, nếu như cơ thể thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh,… cũng cần cảnh giác mà đi kiểm tra sức khỏe. Bởi đây cũng là các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Việc thăm khám để có biện pháp điều trị tăng huyết áp càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe.

Cách chữa trị bệnh cao huyết áp

Tùy vào tình trạng, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị cao huyết áp phù hợp.

Giai đoạn tiền tăng huyết áp

Với những người ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ không chỉ định dùng thuốc điều trị cao huyết áp mà hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày để cải thiện tình trạng. Việc tuân thủ tư vấn dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ giúp kiểm soát huyết áp ổn định, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, những người bệnh ở giai đoạn tiền tăng huyết áp cũng phải theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên tại nhà. Nếu có dấu hiệu tăng bất thường cần nhanh chóng đến bệnh viện/ cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra.

Giai đoạn tăng huyết áp độ 1

Người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này sẽ phải tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống. Tuy nhiên, với những người có bệnh lý nền sẽ sử dụng thuốc nhiều hơn so với những người không có bệnh lý nền hay ít nguy cơ biến chứng. Dù là tình trạng này thì cũng phải tuân thủ chỉ định dùng thuốc điều trị từ bác sĩ để kiểm soát tình trạng, ngăn ngừa biến chứng tối đa.

Giai đoạn tăng huyết áp độ 2

Ở giai đoạn bệnh này, người bệnh bắt buộc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định bác sĩ chuyên gia nhằm ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Để nâng cao sức khỏe và kiểm soát triệu chứng tốt hơn, người bệnh giai đoạn này cũng cần thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Như vậy, dù là tình trạng tiền huyết áp hay tăng huyết áp thì việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh. Do đó, sau đây là một vài gợi ý về cách điều trị cao huyết áp tại nhà cần ghi nhớ:

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Người bệnh đáp ứng năng lượng 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày và tỷ lệ giữa các chất là protein: 12-15%, lipid: 15-20%, glucid: 65-70% tổng năng lượng khẩu phần. Và chế độ ăn địa trung hải là chế độ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…
  • Hạn chế ăn mặn: Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể trong ngày, lượng khuyến cáo dưới 5g/ ngày. Để làm được điều này, người bệnh nên ưu tiên ăn nhạt, ăn thanh đạm qua hình thức luộc hấp, hạn chế bổ sung thêm gia vị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng kiêng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,…
  • Vận động, duy trì trọng lượng cơ thể: Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh nên chọn hình thức vận động phù hợp. Trong số các bài tập, có các bài tập nhẹ như đi bộ, chạy bộ ngắn, yoga, thiền, dưỡng sinh,… khá phù hợp với người cao huyết áp.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Người bệnh nên tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ. Nếu như khó ngủ, khó vào giấc có thể làm cho không gian phòng thoải mái, đọc sách, uống nước ấm, ngâm chân, nghe nhạc,… trước khi đi ngủ.
  • Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng nhiều thực phẩm có chứa caffeine.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Ở giai đoạn tăng huyết áp độ 2, người bệnh nên duy trì giấc ngủ tốt, đủ giấc

Bị cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” một trong những bệnh nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh dài và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng.

Cao huyết áp làm gia tăng các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim và về lâu dài gây ảnh hưởng đến thị lực. Hơn nữa, tăng huyết áp còn gây nên nhiều căn bệnh mãn tính như suy thận, nguy hiểm như đột quỵ…

Dưới đây là một số tác động của bệnh cao huyết áp đối với tình trạng sức khỏe theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) (3):

  • Ảnh hưởng đến mạch máu: Huyết áp tăng khiến áp lực trong mạch máu cũng tăng lên, lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mất đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên phình động mạch. Phình động mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm bởi vì có thể vỡ, gây chảy máu dẫn đến tử vong.
  • Tăng huyết áp gây hại cho tim: Tăng huyết áp khiến cho niêm mạc các mạch máu của tim dày lên và tổn thương, hư hỏng. Các mạch máu hư hỏng dễ hình thành các cục máu đông ngăn dòng máu cung cấp cho tim. Điều này khiến tim suy giảm chức năng dẫn đến đau thắt ngực. Về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim, tim to.
  • Ảnh hưởng đến não: Huyết áp cao gia tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Huyết áp tăng làm các mạch máu nhỏ trong não suy yếu khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng đến não sẽ gây ra các tình trạng thoáng qua như hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể tăng nguy cơ mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ. Và nghiêm trọng hơn là đứt mạch máu dẫn đến bị liệt, xuất huyết não dẫn đến hôn mê, tử vong,…
  • Suy thận: Huyết áp tăng khiến cho các mạch máu trong thận cũng bị áp lực dẫn đến hư hại. Từ đó, thận bị suy giảm chức năng, mất khả năng lọc, làm hẹp động mạch mạch dẫn đến suy thận.
  • Ảnh hưởng thị lực: Huyết áp cao còn gây nên các bệnh về mắt như bệnh lý võng mạc, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Cao huyết áp không được điều trị có thể ảnh hưởng đến các mạch máu tứ chi trong cơ thể. Các mạch máu bị thu hẹp khiến cho chân tay tê, gây chuột rút đau đớn.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Huyết áp cao có thể gây hại cho tim

Người cao huyết áp nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và nâng cao sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ.

Ngoài tuân thủ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, người bệnh cũng có thể tự mình thiết kế thực đơn dinh dưỡng, ăn uống thông qua việc học tập, bổ sung kiến thức từ khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn.

Sau đây là một số gợi ý về thực phẩm người cao huyết áp nên ăn và không nên ăn:

Thực phẩm tốt cho người cao huyết áp

  • Chất đạm: Bổ sung với lượng 0,8-1g/kg trọng lượng cơ thể. Trong đó ưu tiên các loại đạm thực vật: đậu nành, các loại đậu, đỗ vừng, một số loại sữa hạt, sữa đậu nành, sữa tách béo, sữa chua ít đường hay không đường. Bổ sung đạm động vật cân đối: thịt nạc (không da, không mỡ), cá, tôm, cua, trứng,…
  • Chất béo: Bổ sung với lượng 20-35g/ ngày. Cân đối chất béo động và thực vật, tuy nhiên ưu tiên chất béo không bão hơn đơn, đa từ các loại hạt: óc chó, hạt dẻ, hạt chia,.., các loại dầu hạt: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải,… Hay chất béo từ các loại cá: cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi,..
  • Tinh bột: bổ sung với lượng 255-300g/ ngày. Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, bánh mì ngũ cốc, bánh mì nguyên cám, khoai lang, ngô, khoai sọ,..
  • Chất xơ: Bổ sung với hàm lượng 400-500g rau củ/ ngày, 200-300g quả/ ngày. Người bệnh nên chọn các loại rau củ: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ, măng tây, bắp cải, thì là, cần tây, đậu hà lan, bí ngòi, rau diếp, cà chua, củ cải, tỏi,… Một số loại trái cây có múi, quả mọng: chuối, cam, quýt, bưởi, quả bơ, dưa lê, kiwi, mơ, lựu, việt quất, mâm xôi, thanh long,…
  • Chế độ ăn uống ưu tiên ăn nhạt, không quá 5g muối/ ngày.
  • Uống nhiều nước trong ngày, lượng nước khuyến nghị 40ml/kg cân nặng/ngày, với những người lớn tuổi hơn thì cần bổ sung 30 – 35ml/kg cân nặng/ngày.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị
Không nên quá nhiều muối trong bữa ăn

Thực phẩm người huyết áp không nên chọn

  • Không nên ăn đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt hộp, giò chả, dưa cà muối,…
  • Không nên ăn nhiều đường vì dễ tăng cân, béo phì. Một số thực phẩm nhiều đường cần tránh: bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, kẹo các loại, các loại nước ngọt có ga,…
  • Không ăn các thực phẩm chiên rán, đã qua chế biến nhiều, giàu dầu mỡ như thịt mỡ, nội tạng động vật, nước ninh xương,…
  • Không nên uống rượu, bia, các loại thức uống chứa nhiều chất kích thích bởi khiến tim đập nhanh, mạch máu co lại khiến huyết áp tăn
  • Không nên ăn nhiều muối

Đọc thêm: Chế độ ăn cho người tăng huyết áp khoa học từ chuyên gia

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng cho biết: “Khẩu phần ăn của người Việt trung bình tiêu thụ lượng muối gấp 2 – 3 lần so với lượng muối khuyến cáo. 70% lượng muối ăn vào hằng ngày đến từ các loại gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối hay cả bột ngọt. Do đó khuyến cáo mọi người tập thói quen ăn nhạt, hạn chế tối đa các món như trái cây chấm muối, giảm lượng gia vị nêm nếm trong các bữa ăn hằng ngày”.

Hy vọng qua các thông tin trong bài viết về triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị đã giúp bạn đọc cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp là vô cùng quan trọng, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cùng chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân. Từ đó có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây hại cơ thể.

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại NRECI để cập nhật các kiến thức dinh dưỡng chuẩn chỉnh và đây sẽ là hành trang cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn tài liệu tham khảo:

5/5 - (10 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD