.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực phẩm tốt cho đại tràng

Thực phẩm tốt cho đại tràng: Bí quyết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Viêm đại tràng là một bệnh lý của đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ kiểm soát bệnh lý. Vậy thực phẩm tốt cho đại tràng là những loại nào và cần phải lưu ý gì? Để có thêm thông tin cần thiết về loại bệnh này và dinh dưỡng bổ sung an toàn. Mời bạn tham khảo bài viết sau được chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).

Đại tràng là gì? Tầm quan trọng của đại tràng đối với sức khỏe

Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Bộ phận này gồm những phần chính gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng. (4)

Đại tràng đảm nhận chức năng quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chức năng chính của đại tràng là tiếp nhận lượng thức ăn đã được tiêu hóa, hấp thụ nước, muối khoáng có từ thức ăn, kết hợp cùng sự phân hủy của vi khuẩn để tạo thành khối bã thức ăn (phân) tích tụ tại trực tràng.(5)

Lượng phân tích tụ đủ lớn ở trực tràng sẽ tạo áp lực lên thành trực tràng để hình ra một phản xạ đại tiện. Từ đó đẩy phân ra ngoài cơ thể thông qua ống hậu môn.

Đại trạng còn được gọi là ruột già, nó là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nó đảm nhận chức năng quan trọng từ việc tiếp nhận thức ăn đã tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột non. Đồng thời chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu vào máu, từ đó cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Thống kê tỷ lệ người gặp vấn đề về đại tràng (2)

Viêm loét đại tràng là bệnh viêm nhiễm kéo dài, nó có ảnh hưởng đến trực tràng và đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Vào năm 2023, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại trang được ước tính là 5 triệu trường hợp trên toàn thế giới và tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vậy nên, việc chăm sóc sức khỏe chủ động của mỗi cá nhân góp phần đẩy lùi các bệnh lý liên quan thường gặp.

Viêm loét đại tràng được cho là xảy ra ở người:

  • Có khuynh hướng di truyền sau khi tiếp xúc với môi trường
  • Khiếm khuyết hàng rào biểu mô ruột, hệ vi sinh vật và phản ứng miễn dịch bị rối loạn điều hòa có liên quan chặt chẽ.

Người bệnh thường có biểu hiện tiêu chảy ra máu và được chẩn đoán dựa trên sự kết hợp các kết quả lâm sàng, sinh học, nội soi và mô học.

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Tỷ lệ người mắc đại tràng đang tăng cao trong những năm gần đây

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét đại tràng đang được ước tính là 5 triệu trường hợp trên toàn thế giới (vào năm 2023). Đồng thời con số này đang có biểu hiện tăng nhanh và không có dấu hiệu dừng lại.

Một số dấu hiệu khi gặp các vấn đề về đại tràng (1)

Dấu hiệu mắc bệnh liên quan đến đại tràng ở mỗi người sẽ khác nhau. Do đó bạn cần tìm hiểu về các triệu chứng khi mắc bệnh nhằm giúp phát hiện bệnh sớm nhất. Thông qua đó, bạn tiến hành điều trị an toàn và biết được đâu là thực phẩm tốt cho đại tràng từ các dặn dò của bác sĩ.

Cụ thể các vấn đề về đại tràng sẽ có các triệu chứng phổ biến:

  • Đau bụng – Biểu hiện sớm khi đại tràng bị viêm, triệu chứng có thể phát triển từ nhẹ đến nặng.
  • Bụng chướng
  • Tiêu chảy cấp – Người bệnh có thể đi nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể lên đến 10 lần.
  • Có chất nhầy hoặc có máu trong phân của bạn
  • Chán ăn

Sụt cân Với trường hợp cấp tính có thể gây ra:

  • Gây buồn nôn và ói mửa
  • Sốt

Trường hợp mắc bệnh mãn tính có thể gây ra:

  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Mất nước
  • Kém hấp thu và gây tình trạng suy dinh dưỡng
Thực phẩm tốt cho đại tràng
Đau bụng, chướng bụng là một trong những biểu hiện về đại tràng

Thực tế, có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy bạn đang có vấn đề về đại tràng. Dấu hiệu của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng người bệnh bị đau bụng, bụng phình to, tiêu chảy cấp, mất cảm giác ngon miệng khi ăn,…

Ăn gì để cải thiện tình trạng đại tràng? TOP 20+ thực phẩm tốt cho đại tràng 

Khi sống chung với bệnh viêm loét đại tràng, bạn có thể hạn chế các loại thực phẩm để giúp giảm bớt hoặc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh bùng phát. Tuy rằng điều này chỉ có lợi trong khoảng thời gian ngắn, nhưng việc cắt bỏ quá nhiều thực phẩm sẽ dẫn đến cơ thể người bệnh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng NRECI gợi ý đến người bệnh một số thực phẩm tốt cho đại tràng sau: (3)

  • Các loại trái cây ít chất xơ như dưa, chuối, trái cây được nấu chín hoặc đã gọt vỏ như bơ, xoài,… cần bổ sung thường xuyên và hợp lý nhằm cải hệ sức khỏe đường ruột cũng
  • Các loại rau không thuộc họ cải như khoai lang, khoai tây, dưa chuột , cà rốt,…
  • Thực phẩm ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, mì ống trắng, bột yến mạch và một số loại bánh mì.
  • Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá thu, cá hồi, hạt óc chó,…
  • Các nguồn protein ít chất béo như thịt gà, cá, thịt cừu, gà tây và trứng.
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi có vai trò thúc đẩy và hồi phục các mô. Do đó, chế độ ăn có thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, tôm,… khi đang bị viêm đại tràng, đặc biệt sau phẫu thuật là điều cần thiết.

Ngoài ra, các chuyên gia cùng lưu ý đến người bệnh, trong thời gian bùng phát, bạn có thể giảm tiêu thụ các thực phẩm gây nên triệu chứng của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thuyên giảm, người bệnh cần một chế độ ăn uống cân bằng giữa protein, chất béo, carbohydrate.

Thực phẩm tốt cho đại tràng
Thực phẩm tốt cho đại tràng

Việc bổ sung lại một số thực phẩm từ từ, điển hình như thực phẩm giàu chất xơ, thậm chí có thể giúp bạn duy trì sự thuyên giảm. Đồng thời, bạn cần nhớ theo dõi lượng thức ăn và bất kỳ triệu chứng nào liên quan trong nhật ký. Điều này có thể giúp bạn xác định bất kỳ loại thực phẩm nào có thể gây ảnh hưởng đến bệnh.

Với người viêm loét đại tràng sẽ cần chú ý bổ sung các thực phẩm trái cây có ít chất xơ, các loại rau không thuộc họ cải, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm giàu axit béo omega 3 và cả nguồn protein ít chất béo,… Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe được tốt hơn.

Đọc thêm: Thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng

Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho sức khỏe đại tràng

Việc tìm kiếm các thực phẩm tốt cho đại tràng phù hợp nhất, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi đang phải sống chung với bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm để giúp giảm triệu chứng bùng phát.

  • Bổ sung nhiều nước trong ngày giúp giải độc đại tràng. Đồng thời những triệu chứng như tiêu chảy có thể làm tăng tình trạng mất nước, do đó uống nước là điều cần thiết.
  • Nên chuẩn bị sẵn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ dễ dàng khi bạn không nếu các bữa ăn thường ngày.
  • Chuẩn bị sẵn các thực phẩm không gây bùng phát bệnh.
  • Tránh các thực phẩm chiên rán nhằm giúp bụng khỏe. Thay vào đó, hãy cân nhắc việc nướng, hấp, luộc thực phẩm để giúp cải thiện hệ miễn dịch đường ruột.
  • Sử dụng nhật ký thực phẩm để giúp theo dõi các thực phẩm mà bạn đã ăn, cũng như ghi nhận lại bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào bạn gặp trong ngày. Điều này có thể giúp bạn xác định được chính xác thực phẩm gây kích ứng cá nhân và cần tránh.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm sau đây có khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa và gây tình trạng viêm loét đại tràng. Do đó bạn cần tránh:

  • Chất xơ không hòa tan: Được tìm thấy trong các loại rau họ cải sống và trong vỏ trái cây.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ,…
  • Một số loại thịt như thịt đỏ và thịt đã được chế biến sẵn.
  • Các sản phẩm lactose như sữa bò, phô mai và kem
  • Rượu đường: Tìm thấy nhiều trong sản phẩm không đường như kẹo cao su và kẹo bạc hà.
  • Các loại trái cây có tính axit như bưởi, nho, cà chua, cam,…
  • Thực phẩm giàu chất béo như kem, bơ, thực phẩm chiên,…
  • Một số loại đồ uống như soda, bia, rượu, cà phê,…
Thực phẩm tốt cho đại tràng
“Tránh xa” các thực phẩm chế biến sẵn

Khi chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe đại tràng sẽ cần người bệnh lưu ý tránh dùng đồ chiên rán, thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan, các loại thịt như thịt đỏ hay thịt chế biến sẵn, các loại trái cây như bưởi, nho, cà chua,… Đồng thời, người bệnh nên viết nhật ký ăn uống để theo dõi biểu hiện sau ăn của bản thân mỗi ngày. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Một số thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng của bệnh lý đại tràng, vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và góp phần thuyên giảm bệnh.”

Hầu hết các thực phẩm tốt cho đại tràng được liệt kê trên đều là thực phẩm quen thuộc mỗi ngày. Do đó, để chủ động chăm sóc sức khỏe đại tràng, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm trên và thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày. Để hiệu quả hơn trong điều trị, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Theo dõi các kiến thức dinh dưỡng hữu ích tại website Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để sống khỏe mỗi ngày!

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (4 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD