Chuyên gia giải đáp: Suy thận độ 2 có chữa được không?
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Suy thận là tình trạng thận suy giảm chức năng, không thể lọc bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến tích tụ chất độc trong máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Suy thận được chia thành 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn đầu tiên của suy thận mạn. Ở giai đoạn này, chức năng thận chỉ suy giảm khoảng 30-40%. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng sang các giai đoạn sau, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy suy thận độ 2 có chữa được không? Mức độ nguy hiểm trong giai đoạn này là bao nhiêu? Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tin liên quan:
Đặc điểm suy thận độ 2
Suy thận độ 2 đặc trưng bởi sự tổn thương thận với MLCT giảm nhẹ, được đánh giá qua chỉ số eGFR trong khoảng 60 – 89. Thường trong hầu hết các trường hợp, thận vẫn hoạt động hiệu quả mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Điều này giải thích tại sao người bệnh thường không biết mình bị suy thận độ 2. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thận, bao gồm cả yếu tố cơ địa bẩm sinh, chế độ ăn uống không đủ cân đối, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thận, cao huyết áp, tiểu đường, và tổn thương thận do va chạm,… Mặc dù tổn thương ở thận có thể không thể phục hồi, nhưng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để làm chậm quá trình tổn thương ở thận.
Suy thận độ 2 là tình trạng thận bị tổn thương nhẹ với mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) trong khoảng 60-89 và được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Suy thận độ 2 có những biểu hiện nào?
Như đã nói ở trên, suy thận độ 2 thường không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh thường phát hiện ở các giai đoạn muộn đi kèm một trong số các biểu hiện sau:
- Giảm lượng nước tiểu: Người bệnh có thể đi tiểu ít hơn bình thường hoặc lượng nước tiểu không thay đổi nhưng màu nước tiểu đậm hơn, có thể có máu trong nước tiểu.
- Phù: Dấu hiệu phù, đặc biệt là ở các bộ phận như chân và chân mắt, có thể xuất hiện do sự giữ nước và chất cặn trong cơ thể.
- Khó thở không rõ nguyên nhân: Người bệnh có thể cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Đau hoặc cảm thấy nặng ngực: Có thể xuất hiện đau hoặc cảm giác nặng ngực do thận không thể điều hòa sựi cân bằng nước và muối.
- Mệt mỏi, uể oải: Sự mệt mỏi và uể oải có thể là kết quả của sự giảm chức năng thận, dẫn đến mức độ năng lượng giảm.
- Kém ăn, buồn nôn, nôn: Sự tổn thương thận có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây mất khẩu vị ăn, buồn nôn.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mất cân nhanh chóng và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của suy thận độ 2.
- Ngứa ngáy: Khi thận bị suy, sự tích tụ lại các chất thải trong máu có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy.
- Co rút cơ: Sự mất cân bằng chất cặn trong cơ thể có thể dẫn đến co rút cơ.
- Thiếu máu (biểu hiện hoa mắt, chóng mặt): Thiếu máu có thể xảy ra, dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt.
Suy thận độ 2 thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như giảm lượng nước tiểu, phù, khó thở hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, đau hoặc cảm thấy nặng ngực, mệt mỏi, kém ăn, ngứa ngáy, co rút cơ, thiếu máu,…
Đọc thêm: Suy tuyến thượng thận: Khái niệm, Nguyên nhân và Chẩn đoán
Suy thận độ 2 có chữa được không?
Suy thận độ 2 được xem là giai đoạn đầu của bệnh suy thận, có thể được quản lý và ngăn chặn tiến triển thông qua việc thực hiện điều trị và thay đổi lối sống. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa sự tổn thương tiếp theo và giảm khả năng xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị suy thận độ 2 thường bao gồm việc duy trì áp lực máu và đường huyết ổn định, kiểm soát cholesterol và giữ cho cân nặng ổn định. Bác sĩ cũng có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn uống để giảm áp lực cho thận, hạn chế lượng nước và muối, tăng cường việc tiêu thụ thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh với việc tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò thiết yếu trong quản lý suy thận độ 2.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là sự tuân thủ đầy đủ của bệnh nhân với chỉ đạo của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe hàng ngày để đảm bảo rằng tình trạng suy thận không phát triển nhanh chóng. Trong trường hợp người mắc bệnh thận không điều trị tốt khiến bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn 3 hoặc 4 thì sức khỏe sẽ suy giảm nhiều và đặc biệt ở giai đoạn 5 nguy cơ đe dọa đến tính mạng là rất cao. Do đó, việc phát hiện và điều trị suy thận độ 2 từ giai đoạn đầu là quan trọng để duy trì sức khỏe thận và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Suy thận độ 2 có chữa được không? Không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nếu tuân thủ điều trị, lối sống lành mạnh và tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp giai đoạn bệnh.
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Sau khi giải đáp thắc mắc về vấn đề “Suy thận độ 2 có chữa được không” thì chắc hẳn bạn đã biết chế độ ăn uống là một trong những yếu tố giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Mục tiêu của chế độ ăn cho người suy thận độ 2 bao gồm duy trì sự cân bằng giữa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và hạn chế các chất cần được thận lọc ra khỏi cơ thể. Từ đó, người bệnh vẫn đảm bảo sức khỏe tốt và hạn chế các biến chứng do suy thận gây ra.”
Vậy suy thận sộ 2 nên ăn gì? Chế độ ăn cho những người mắc suy thận độ 2 cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ thức ăn, khoảng 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho người mắc suy thận độ 2:
- Tinh bột ít đạm: Năng lượng đến từ tinh bột chiếm 50 – 60% tổng năng lượng. Tuy nhiên, người suy thận độ 2 cần ưu tiên các loại tinh bột ít đạm như miến, sắn dây, khoai củ,… và tránh sử dụng quá mức các nguồn tinh bột như gạo, mì, bắp,…
- Thực phẩm ít đạm: Mặc dù, đạm cần thiết cho sự phát triển, tái tạo tế bào và chống lại nhiễm trùng nhưng người bị suy thận cần hạn chế lượng đạm tiêu thụ hằng ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều đạm có thể dẫn đến sự tích tụ của chất thải trong máu, mà thận đang suy yếu không thể loại bỏ được hết. Người bị suy thận độ 2 nên ăn lượng đạm khoảng 0,6 – 0,8g/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày với tỷ lệ protid động vật/tổng số ≥ 60% và nên ưu tiên các thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ, nấm,…
- Thực phẩm ít kali: Kali là một chất điện giải quan trọng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị suy thận cần hạn chế lượng kali tiêu thụ hằng ngày vì quá nhiều kali có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, thần kinh,… Vì vậy, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về các loại thực phẩm có kali và số lượng kali phù hợp để dùng mỗi ngày. Nếu cần giảm kali thì bạn nên hạn chế thực phẩm giàu kali như chuối, mít, sầu riêng, rau chân vịt, bơ, nước dừa,… và thay vào đó ưu tiên bổ sung các loại củ quả ( su su, cà rốt, mướp, bầu,..); trái cây ít kali ( ổi, cam, bưởi, thăng long, quýt, mận..)
- Thực phẩm ít muối: Người bị suy thận độ 2 cần hạn chế lượng muối tiêu thụ hằng ngày vì quá nhiều muối có thể gây ra tăng huyết áp, làm tổn thương thận thêm. Người bệnh nên hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều muối < 2000mg/ngày. Do đó, bạn cần ưu tiên các loại thực phẩm tươi và hạn chế đồ chế biến cũng như giảm lượng gia vị nêm nếm.
- Hạn chế nước nếu có phù: Khi chức năng thận suy giảm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về việc có cần giảm lượng chất lỏng và lượng nước cần uống hàng ngày là bao nhiêu. Với trường hợp bệnh nhân bị phù, đi tiểu ít thì nhu cầu nước có thể tính dựa trên lượng nước tiểu cộng thêm 500ml, kèm theo chế độ ăn chứa nhiều canh và súp mỗi ngày.
Chế độ ăn cho suy thận độ 2 nhấn mạnh việc duy trì sự cân bằng giữa cung cấp chất dinh dưỡng và hạn chế các chất cần được thận lọc. Người bị bệnh cần đảm bảo đủ năng lượng từ thức ăn. Chế độ này ưu tiên tinh bột ít đạm, thực phẩm ít đạm, ít kali, ít muối và giảm nước nếu có phù.
Về cơ bản, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh suy thận độ 2 có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều đáng chú ý là triệu chứng của bệnh thường diễn ra một cách âm thầm và ít khi được nhận ra, vì vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa suy thận. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về “người mắc suy thận độ 2 có chữa được không”.
Xem thêm:
- Người suy thận ăn được hoa quả gì? 9+ hoa quả khuyên dùng cho người suy thận
- Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận và cách điều trị suy thận hiệu quả
- Suy thận có nên uống nhiều nước không? Lượng nước chuẩn cho người suy thận
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)