.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Ăn dứa có giảm cân không?

Ăn dứa có giảm cân không? Cách ăn dứa giảm cân an toàn, hiệu quả

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Dứa là loại quả nhiệt đới rất quen thuộc ở nước ta. Với hương thơm dịu, vị chua ngọt nhẹ, dứa rất được yêu thích, có thể ăn trực tiếp, làm nước ép hay kết hợp vào món ăn để gia tăng hương vị. Không chỉ vậy, dứa còn được biết đến đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. Song, ăn dứa có giảm cân không, đường trong dứa có ảnh hưởng cân nặng. Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng NRECI giải đáp qua bài viết sau đây.

Ăn dứa có giảm cân không? Uống nước ép dứa có giảm cân không? 

Ăn dứa giảm cân được nhiều người áp dụng, có thể là ăn trực tiếp hay ép lấy nước uống. Do đó, có khá nhiều vấn đề xoay quanh ăn dứa có giảm cân không hay nước ép dứa có giảm cân không, uống nước dứa có giảm cân không.

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): ”Việc giảm cân hay không còn phụ thuộc vào tổng lượng calories tiêu thụ trong 1 ngày. Mặc dù quả dứa không chứa quá nhiều calories nhưng nếu tiêu thụ một khối lượng lớn dứa mà không kiểm soát lượng calories tiêu thụ trong ngày vẫn có thể dẫn tới giảm cân thất bại.” 

Hơn thế nữa, nếu chế biến dưới dạng nước ép, 1 ly ép dứa sẽ không khác gì 1 ly nước đường vì đã bỏ đi lượng chất xơ dồi dào. Chính điều này làm cho lượng đường trong nước ép lại càng dễ hấp thu hơn vào cơ thể. Đặc biệt đường trong trái cây là đường fructose, khi tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian kéo dài có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Thế nên, chế độ giảm cân, bạn nên bổ sung đa dạng các loại trái cây và kiểm soát lượng calo để giảm cân hiệu quả hơn.

Ăn dứa có giảm cân không?
Ăn dứa có giảm cân không?

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong dứa có chứa enzyme bromelain có thể giúp đốt cháy chất béo, hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, các nghiên cứu về dứa như một chất hỗ trợ giảm cân chỉ dựa trên động vật, vì vậy cần thêm bằng chứng về tuyên bố này. (1)

Vậy ăn dứa có giảm cân không thì còn tùy vào lượng calo kiểm soát trong ngày. Nghiên cứu về enzyme trong dứa có khả năng đốt cháy chất béo hỗ trợ giảm cân nhưng cần được nghiên cứu nhiều hơn. Đối với nước ép dứa bị mất đi nhiều chất xơ nên khiến cho đường dễ hấp thu vào cơ thể hơn. Do đó, nếu bổ sung dứa và nước ép dứa không kiểm soát sẽ khiến giảm cân thất bại. 

Xem thêm:

Trong dứa chứa nhiều đường, có ảnh hưởng đến quá trình giảm cân không?

Để thực hiện giảm cân và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bạn cần hiểu rõ quá trình giảm cân dựa trên nguyên tắc cơ bản là thâm hụt calories. Đường ở trong dứa cũng như đường trong trái cây nếu dùng dưới dạng quả tươi thì thường kèm theo chất xơ nên được coi là một bữa phụ khá tốt trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên vì đường trong trái cây cũng nhưtrong dứa là đường fructose nên nếu tiêu thụ quá nhiều, không kiểm soát vẫn có thể dẫn tới dư thừa calo làm quá trình giảm cân thất bại.

Nhìn chung, thành phần dinh dưỡng của quả dứa lý tưởng nên quả này trở thành món tráng miệng lành mạnh, món ăn phụ hay ăn nhẹ bất cứ lúc nào. 100g dứa chỉ cung cấp 45 calo mà không có chứa cholesterol, natri hay chất béo. Do đó, quả dứa có thể giúp giảm cân và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. (1)

Giảm cân dựa trên nguyên tắc thâm hụt calories. Khi ăn dứa trực tiếp, lượng đường được cung cấp có kèm chất xơ nên là bữa ăn lành mạnh, bữa phụ ít calo. Song, nước ép dứa sẽ không còn chất xơ, đường dễ dàng hấp thụ hơn và nếu bổ sung không kiểm soát có thể dư calo và gây tăng cân. 

Lợi ích của việc ăn dứa trong quá trình giảm cân

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dồi dào, bổ sung dứa đúng cách, khoa học sẽ đem đến nhiều lợi ích cho quá trình giảm cân. Cụ thể như sau:

Giàu chất chống oxy hóa 

Dứa đặc biệt giàu các chất chống oxy hóa flavonoid và các hợp chất phenolic. Các chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư. (2)

Ăn dứa có giảm cân không?
Trong dứa giàu chất chống oxy hóa

Giàu chất xơ 

Quả dứa giàu chất xơ giúp cơ thể no nhanh và no lâu hơn. Hơn nữa, khi ăn loại quả giàu chất xơ sẽ hạn chế đường hấp thu nhanh vào cơ thể, từ đó, hạn chế dư thừa calo gây tăng cân.

Đồng thời, chất xơ dồi dào cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Không chỉ cải thiện nhu động ruột mà còn cải thiện lợi khuẩn, quá trình tiêu hóa.

Giàu vitamin nhóm B

Trong dứa giàu các vitamin nhóm B: vitamin B1, B2, B6, B9,… Các vitamin nhóm B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đáp ứng các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Từ đó, cũng giúp cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn, hạn chế tăng cân.

Không chứa chất béo 

Thành phần dinh dưỡng của quả dứa giàu vitamin, khoáng chất, ít calo và không chứa chất béo nên đây là loại quả tốt cho quá trình giảm cân.

Khả năng chống viêm

Trong dứa giàu enzyme bromelain và vitamin C. Cả 2 yếu tố này đều hỗ trợ giảm đáp ứng viêm cho các tế bào mỡ dư thừa gây nên tăng cân.

Ăn dứa có giảm cân không?
Trong dứa có chứa enzyme bromelain và vitamin C, tăng khả năng chống viêm

Các thành phần trong quả dứa đều hỗ trợ quá trình giảm cân cho cơ thể. Cụ thể là giàu chất xơ hạn chế đường hấp thụ, không chứa chất béo, giàu các chất chống oxy hóa, chống viêm,… 

 “Bật mí” cách ăn dứa giảm cân hiệu quả

Như đã phân tích, việc giảm cân quan trọng là việc tính toán năng lượng tiêu thụ trong ngày. Vì thế, khi bổ sung dứa cũng cần tính toán lượng phù hợp và tốt nhất là sử dụng dưới dạng tươi, nguyên bản. Sau đây là một số cách ăn dứa giảm cân hiệu quả:

  • Salad trái cây bao gồm dâu tây, dứa, cam quýt và nho. Việc thưởng thức những loại trái cây này giúp bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Song, nếu muốn tăng hương vị có thể phủ thêm 1 ít dừa vụn không đường lên trên đĩa salad. (3)
  • Trộn sữa chua: bạn cũng có thể chọn các sản phẩm sữa chua không hay ít đường để ăn cùng dứa trong các bữa ăn phụ.
  • Sinh tố/ smoothies: sinh tố vẫn đảm bảo cung cấp chất xơ cho cơ thể hơn là nước ép. Bạn có thể xay sinh tố dứa riêng lẻ hoặc kết hợp dứa với nhiều loại hoa quả khác để có hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, để giảm cân, bạn hạn chế cho thêm đường hay sữa khi xay sinh tố.
  • Làm nguyên liệu trong chế biến : cá kho dứa, thịt kho dứa, canh chua,… Dứa là loại quả tạo ra được nhiều món ăn thơm ngon, có hương vị đặc trưng. Bạn nên cân đối hàm lượng thực phẩm, mà bố trí món ăn trong thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp.
Ăn dứa có giảm cân không?
Món salad dứa giảm cân

Không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà quả dứa còn là nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Trong đó, để giảm cân hiệu quả, bạn có thể bổ sung dứa trực tiếp hoặc làm salad trái cây, trộn sữa chua, xay sinh tố hay làm nguyên liệu trong các món ăn chính. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dứa trong chế độ giảm cân

Sử dụng dứa đúng cách sẽ mang đến hiệu quả giảm cân cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dứa giảm cân, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Lượng sử dụng: Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lượng dứa ăn nên phụ thuộc vào tùy mức năng lượng của mỗi cá nhân..
  • Hình thức chế biến: Hạn chế dưới dạng nước ép bởi loại bỏ chất xơ chỉ còn đường. Từ đó, khiến đường hấp thu nhanh chóng vào cơ thể dẫn đến thừa năng lượng.
  • Ngứa, dị ứng, người sử dụng thuốc chống đông, tiền sử viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn dứa và khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Dứa không phải là chất gây dị ứng thông thường. Ăn dứa được xem là có nguy cơ rất thấp trừ khi bạn dị ứng với dứa. (2)
  • Người sử dụng thuốc chống đông: Bromelain trong dứa có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu do đó những người đang sử dụng thuốc tránh ăn dứa hoặc ăn với lượng vừa phải. (2), (3)
  • Tiền sử viêm loét dạ dày: những người này khi bổ sung thực phẩm có tính acid cao có thể gia tăng các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như ợ nóng, trào ngược dạ dày,… (2), (3)

Mặc dù dứa giàu dưỡng chất, đem đến nhiều lợi ích nhưng bạn cần chú ý cách ăn và hình thức chế biến. Đồng thời, nếu dị ứng, sử dụng thuốc chống đông hay có tiền sử viêm loét dạ dày,… nên hạn chế bổ sung. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về ăn dứa có giảm cân không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc cũng như bổ sung thêm kiến thức cho mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc thiết kế thực đơn giảm cân phù hợp với cơ thể hoặc chưa biết cách kiểm soát lượng calo để giảm cân hiệu quả thì hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng NRECI.

Đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, can thiệp dinh dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ đó giúp cân bằng chế độ ăn và thiết kế thực đơn phù hợp. Bên cạnh đó, để hiểu hơn kiến thức về dinh dưỡng, bạn có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại NRECI để trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng chăm sóc bản thân, gia đình.

Đọc thêm:

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (2 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD